Quan âm hiển linh

Quan Âm Bồ Tát tâm tính như hòa, phong thái đoan trang, thông suốt sự tình thế gian, luôn giữ tâm bình an, giải trừ tai ách, tránh xa họa hại, đại từ đại bi phổ độ chúng sanh, Bà là hóa thân cứu khổ cứu nạn. Quan Âm Bồ Tát là một pháp danh được nhiều người biết đến. Cho đến ngày nay, Quan Thế Âm Bồ Tát vẫn được công chúng vô cùng tin tưởng và tôn thờ . Bồ Tát Quan Thế Âm có lòng vị tha rộng lớn, khi chúng sinh gặp bất cứ khó khăn đau khổ nào, nếu họ có thể thành tâm niệm Pháp Danh Bồ Tát Quan Thế Âm, họ sẽ được Bồ Tát giải cứu. Vì thế, với bài viết này hãy cùng Phượng Hoàng Shan tìm hiểu thêm về những câu chuyện có Thật về Bà nhé.

1. Câu chuyện Phật Bà Quan Âm Bồ Tát Hiển Linh thứ nhất :

Năm 1929 tại thành phố Thẩm Dương  Huyện Hải Thành, có 1 người họ Thương, tên Thương Thuật Thánh, người này vô cùng tin tưởng vào Phật Pháp, mỗi ngày ông đều đúng giờ là niệm “ Quan Âm Phổ Môn Phẩm” 3 lần, và đã niệm được mười mấy năm chưa hề gián đoạn

Có 1 hôm, ông đến xưởng rèn sắt tên Vạn Kim Trại ở Phủ Thuận để làm thuê, ông khiêng 1 giỏ chứa đầy thiết để đổ vào lò nung . Ông bỗng nhiên trượt chân té về hướng của lò nung, lúc này mọi người đều kinh hãi và ông cũng cho rằng sẽ đối diện với cái chết nhưng vào lúc đó ông cảm thấy có ai đó từ trong vô hình dùng 2 bàn tay để đỡ ông và đưa ông sang một vị trí an toàn.

Một lúc sau khi đã hoàn hồn ông mở mắt và quan sát tình hình xung quanh, thật không thể tin được chính lúc này đây! ông đang nằm trên mặt đất một cách an toàn mà không phải là rơi vào trong lò nung nguy hiểm đó nữa nhưng lạ thay quần áo của ông đều bị cháy sém rụi , ngay cả những người giám sát xưởng và những người lân cận ai nấy cũng đều ngạc nhiên. Từ đó về sau, người dân nơi đây ai ai cũng đều tin và thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát cả

Thờ Phụng Quan Âm Bồ Tát

Thờ Phụng Quan Âm Bồ Tát

2.Phật Bà Quan Âm Bồ Tát Hiển Linh Tại Nhật :

Năm 1939,  tại Nhiệt Hà , huyện Triều Dương, Thanh Hương Nhật Bản , chính phủ hạ lệnh phàm nơi nào có thổ phỉ, người dân phải kháng cự, nếu có bất cứ ai dung túng cho thổ phỉ đều xem là đồng phạm của bọn chúng. Lúc bấy giờ có một người tên là Thanh Tịnh , người này cư ngụ trong miếu nhỏ tại huyện Triều Dương, hôm ấy cưỡi lừa đi chợ ngang qua miếu Đạo Sĩ vì trời cũng trễ nên đành tá túc lại một  đêm , nhưng Thanh Tịnh nào ngờ , đêm ấy bọn thổ phỉ cũng đã đến miếu này nghỉ lại và rời đi lúc trời chưa sáng.

Sang rạng sáng ngày thứ hai, quân Nhật Hoàng liền kéo đến và ra lệnh bắt tất cả những người dù liên quan hay không liên đang ở trong ngôi miếu này bao gồm cả người vô tội và tăng sĩ đang tu tập tại đây để giải đi hành quyết.  Gần đến lúc hành quyết, với lòng hướng đạo của mình Thanh Tịnh gập đầu van xin lễ lạy nhằm mong muốn quay lại miếu để được bái lễ và hứa rằng sau khi kết thúc hành lễ sẽ lập tức đến chịu tội không chút biện minh ,  nhưng nào ngờ quan phiên dịch và quân đội Nhật Hoàng đều không cho phép, lòng đã định giờ tử đã đến Thanh Tịnh khẩn cầu Quan Thế Âm Bồ Tát rồi quyết  định lùi về phía sau, thời khắc hành quyết đã điểm , tận mắt chứng kiến bốn người phía trước mình từng người đều bị hành quyết và rục ngã xuống , nhưng lạ thay khi quân Nhật bắn liên tiếp ba phát súng vào những người phía sau của Thanh Tịnh  thì đều không ai bị làm sao cả.

Chứng kiến cảnh tượng đang diễn ra, cả một đại đội quân Nhật đều rất kinh ngạc liền hỏi Thanh Tịnh rằng :”ông có biết ma thuật gì không?” Thanh Tịnh chỉ trả lời: “ người xuất gia không có ma thuật, chỉ niệm Quan Âm Bồ Tát cứu rỗi, nhanh chóng giải tỏa đau khổ của thế gian”. Người Nhật vốn rất tin tưởng vào Phật Pháp nên khi nghe Thanh Tịnh nói xong liền tin rằng Bồ Tát hiển linh , đại đội trưởng quân Nhật liền hạ lệnh phóng thích ông và gọi ông với danh xưng là Thiết Đầu La Hán. Sau này khi ông trở về lại miếu của mình, người dân  và chính quyển nơi đó đều tôn xưng ông là Thiết La Hán.

Khi gặp bất trắc, nhất định phải tụng 1 lần “Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm”. Truyền thuyết này trong Phổ Môn Phẩm có tên là “Nhược Phục Hữu Nhân, Lâm Đương Bị Hại, Xưng Quan Thế Âm Bồ Tát Danh Giả, Bỉ Sở Chấp Đao Trượng , Tầm Đoạn Đoạn Hoại Nhi Đắc Giải Thoát”.

Quan Âm Phổ  Môn Phẩm Chân KInh

Quan Âm Phổ Môn Chân Kinh

3. Cùng Nhau Niệm Danh Hiệu Phật Bà Quan Âm Bồ Tát :

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 biến )

 

Thông tin liên hệ:

• Công ty TNHH Phượng Hoàng Shan “鳳凰山” ĐÀI LOAN

• Địa chỉ: Số 156, đường Nội Khu 5, Lakeview City, An Phú, Quận 2,TP.HCM

• Số điện thoại: 0939 530 168

• Email: phuonghoangshan168@gmail.com

• Số Zalo: 0907 4001 68

• Facebook: https://www.facebook.com/PhongThuyPhuongHoangShan




Bài viết xem thêm