33 Ứng Hóa Thân Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm là một vị Bồ Tát  hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Hình ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm, biểu tượng của tình thương bao la vô bờ bến, là đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền, Ngài luôn được người đời kính ngưỡng bởi hạnh nguyện từ bi, ban vui và cứu khổ không mệt mỏi, không giới hạn và luôn được đức Phật nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa.

Sự thị hiện của Đức Quan Âm trong sắc tướng Đại Bồ tát cứu khổ thường được ghi nhận qua hình tướng 33 ứng hóa thân quan âm ,xem thêm tại Quan âm bồ tát

(Công ty TNHH Phượng Hoàng Shan “鳳凰山” chúng tôi tự hào là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Phong Thủy tại Đài Loan, chuyên cung cấp, tư vấn, thiết kế các mặt hàng liên quan đến Phong Thủy như tượng Phong Thủy, vật phẩm Phong Thủy, nội thất Phong Thủy và các vấn đề liên quan đến Phong Thủy với hơn 15 năm kinh nghiệm. Chúng tôi cam đoan cung cấp những mặt hàng chất lượng, giá trị mà giá cả cạnh tranh trên thị trường cho quý đối tác và khách hàng)

1.Dương Liễu Quan Âm :

Trong Pháp tướng này, Đức Quan Âm an tọa trên mỏm núi đá, tay phải cầm cành Dương liễu, lòng bàn tay trái mở ra để ở trước ngực hoặc là tay trái cầm thanh tịnh bình

-      Thanh tịnh bình là bình thanh tịnh, thùy dương liễu là cành dương liễu rủ xuống, “Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm” là nước cam lồ của đức Quan Âm rưới lên tâm. Ý nghĩa nguyên câu ấy là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho tâm người được mát mẻ. Đó là câu nguyện của Bồ tát Quan Thế Âm mà chúng ta hằng lạy trong mười hai câu nguyện.

- Trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh là giới đức. Như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh. Người không giữ giới không bao giờ có tình thương chân thật hay lòng từ bi.

Quan âm dương liễu bồ tát

Quan âm dương liễu bồ tát

2. Long Đầu Quan Âm / hay mẹ Quan Âm Nam Hải

Nam Hải Quan Âm Biểu hiện tư thế đứng thẳng hoặc tọa trong mây cưỡi đầu Rồng. Được cho là Ứng Hóa thân Trời, Rồng, Dạ Xoa trong 32 thân của Quan Âm để giáo hóa hàng Trời, Rồng. Bởi loài Rồng là Vua trong các loài thú,  biểu thị cho uy lực của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Hình tướng này với ước nguyện cầu mong Bồ Tát Quan Thế Âm đem lại sự an vui cho muôn loài, dìu dắt chúng sinh thoát khỏi biển khổ, sông mê… giúp cho Tín Chúng sớm phát khởi Tâm Từ Bi, tỏ ngộ được Phật Tính vốn có của mình, mau chóng tu hành Chính Pháp, thực hành vạn Hạnh, chứng đắc Phật Quả. Cùng nhau niệm danh xưng mẹ Quan Âm Nam Hải 3 lần nhé !

Quan âm nam hải long đầu quan âm

Quan âm nam hải long đầu quan âm

3. Trì Kinh Quan Âm Bồ Tát/ Thanh Văn Quan Âm Bồ Tát

Hình tượng Ngài An tọa trên tảng đá ghồ ghề, tay phải cầm quyển Kinh, tay trái để trên đầu gối. Hình tượng của Ngài biểu hiện sự an tường, có được sắc diện thanh thoát, uy nghi, thân tướng đoan nghiêm, tay cầm kinh, biểu hiện tướng tĩnh lặng của Ngài quán chiếu chúng sanh.

Trì Kinh Quan Âm còn gọi là Thanh Văn Quan Âm. Thanh Văn là nghe Phật thuyết pháp được khai ngộ mà xuất gia. “Cần phải dùng thân Thanh Văn để hóa độ liền hiện thân Thanh Văn mà giảng pháp”

 

Quan âm trì kinh thanh văn quan âm

Quan âm trì kinh thanh văn quan âm

4. Viên Quang Quan Âm

Trong ánh sáng lửa rực của hào quang chiếu khắp Pháp giới xuất hiện Sắc thân Quan Âm, hai tay chắp lại, an tọa trên mỏm núi đá. Đây là Quan Thế Âm Bồ tát lòng từ ái viên mãn, biểu trưng bằng ánh quang minh quanh thân. “sáng thanh tịnh không nhơ, huệ nhựt phá các tối, hay tiêu tai khói lửa, khắp soi sáng thế gian”. Thân Ngài được cảm thọ qua đoạn kinh này, hiện tướng thuyết pháp.

Quan âm viên quang bồ tát

Quan Âm Viên Quang Bồ Tát

5. Du Hý Quan Âm:

Hình tướng của Ngài là tư thế du hý tự tại, an tọa trên mây ngũ sắc, tay phải chống đỡ, tay trái đặt trên đầu gối. Quan Thế Âm Bồ tát giáo hóa chúng sanh viên thông vô ngại, không câu nệ vào thời gian và nơi chốn, tương đương với hóa thân bồ tát Quan thế âm trong phẩm Phổ môn của kinh Pháp hoa quyển 7 (Đại 9, 57 hạ): Hoặc bị người ác đuổi, rơi xuống núi Kim cương, nhờ sức niệm Quan âm, không mảy may thương tổn.

Mẹ Quan Âm Bồ Tát Du Hý

Mẹ Quan Âm Bồ Tát Du Hý

6. Bạch Y Quán Âm:

Bạch Y Quan Âm còn được gọi là Đại Bạch y Quan âm, Bạch xứ tôn Bồ tát, Bạch xứ Quan âm, Phục bạch y Quan âm, Bạch y Quán tự tại mẫu.

Về hình tượng thì trong các kinh quĩ chép không giống nhau, theo Hiện đồ Thai tạng giới mạn đồ la ghi chép, thì thân hình tượng mầu vàng lợt, mặc áo trắng, tay trái cầm hoa sen trắng cầu nguyện trừ tai, tay phải làm hình dáng ban nguyện, tức duỗi năm ngón tay ra, bàn tay hướng ra ngoài, đặt bên cạnh sườn phía trước, ngồi xếp bằng trên hoa sen đỏ.

Tuy nhiên theo kinh Đại nhật phẩm Mật ấn chép, thì ấn khế là hai tay chắp lại để rỗng lòng bàn tay, hai ngón vô danh co vào trong lòng bàn tay, hai ngón cái cũng co lại và chạm vào hai ngón vô danh, biểu thị vị tôn này là bộ mẫu của Liên hoa bộ, có thể sinh ra các vị tôn của Liên hoa bộ. Còn chân ngôn thì được chép rõ trong kinh Đại nhật phẩm Chân ngôn tạng và phẩm Mật ấn.

Theo pháp tu lấy vị tôn này làm bản tôn thì gọi là Bạch y Quan âm pháp, Bạch xứ tôn pháp, tu phép này để xin sống lâu và trừ tai. Còn một thuyết nói Quan âm này có hai vị là Bạch y và Đại bạch y, Đại bạch y tức là Bạch xứ Quan âm, Bạch y tức là Đại minh bạch thân quan âm, bày ở ngôi thứ sáu, hàng thứ nhất trong viện Quan âm. Vị tôn này mặc áo trắng ngồi trên đá là đề tài rất thú vị cho các bức vẽ thủy mặc từ xưa đến nay.

Xưa nay các Phật tử lễ bái Ngài để cầu tiêu tai, trường thọ.

Quan Âm Bồ Tát Bạch Y

Quan Âm Bồ Tát Bạch Y

7. Liên Ngọa Quan Âm Bồ Tát :

Quán Thế Âm Bồ tát ứng hiện tọa ngọa trên lá sen. Ngài hiện thân Tiểu Vương trong phẩm Phổ Môn, để thí dụ cho thân Tiểu Vương tôn quý ngồi trên lá sen. Quán Thế Âm Bồ tát ngồi kết già hiệp chưởng, đầu đội mão hoa, hiện tướng từ bi nhu hòa, cổ đeo anh lạc, mặc thiên y, bi nhãn nhìn chúng sanh.

 

Thỉnh tượng ngài về như biểu tượng của sự An Nhiên , tao nhã của bậc Đế Vương quyền quý tọa trên đài sen, ngài phò trợ cho gia chủ mang tâm thân, tướng mạo cao quý và thâm tâm độ lượng, từ bi giàu lòng trăc ẩn .

Quan Âm Bồ Tát Liên Ngọa

Quan Âm Bồ Tát Liên Ngọa

8. Lang Kiến Quán Âm / hay Phi Bộc Quán Âm Bồ Tát

Hình tướng Ngài với tư thế dựa vào vách núi gãy, quán thác nước đổ. Nước là vật mềm mại nhất nhưng có thể đối trị sự cứng chắc của đá, từng giọt nước có thể xuyên thủng đá. Sức nước suối từ trên cao chảy xuống rất lớn, tuy nhỏ cũng có thể chảy thành sâu rộng. Quán Thế Âm Bồ tát ngồi nhìn dòng thác, nhưng tâm tư Ngài như tinh thần của dòng nước.

Cũng có ý kiến cho rằng Tôn này tượng trưng cho ý nghĩa của đoạn văn trong Phẩm Phổ Môn: “Nếu có chúng sinh nào bị xô vào hầm lửa lớn, xưng niệm tên Quan Âm, Bồ tát liền ứng theo âm thanh đó mà cứu, khiến cho thành lửa biến thành ao”.

Quan Âm Lang Kiến Phi Bộc Bồ Tát

Quan Âm Lang Kiến Phi Bộc Bồ Tát

9. Thí Dược Quan Âm:

Hình tướng của Ngài an tọa bên bờ ao, chăm chú nhìn hoa sen, tay phải chống má tựa trên đầu gối, cảm thương chúng sanh nhiều bệnh khổ.

Quan Thế Âm Bồ tát ngoài việc trị bệnh khổ của chúng sanh về thân và tâm, còn ban bố cho chúng sanh lương dược.

Quan Âm Thí Dược Bồ Tát

Quan Âm Thí Dược Bồ Tát

10. Ngư Lam Quan Âm:

Hình tướng của Ngài cưỡi con cá lớn, hoặc là tay cầm giỏ cá và nhánh lá. Ngài chuyên trừ bỏ chướng ngại của La Sát, Rồng độc, Quỷ ác theo kinh văn sau trong Phẩm Phổ Môn: “Hoặc gặp La Sát dữ; Rồng độc, các loài Quỷ; Do niệm sức Quan Âm, Chúng đều không dám hại”.

Quan Âm Ngư Lam Bồ Tát

Quan Âm Ngư Lam Bồ Tát

11. Đức Vương Quan Âm:

Hình tướng của Ngài an tọa trên tảng đá ngồi kết già, tay trái để ở trên đầu gối, tay phải cầm lá xanh hoặc một cành Dương liễu.

Trong phẩm Phổ Môn chép rằng: “người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp”. Phạm Vương là chủ cõi trời sắc giới, công đức rất lớn, nên còn gọi là Đức Vương

Quan Âm Đức Vương Bồ Tát

Quan Âm Đức Vương Bồ Tát

12. Thủy Nguyệt Quan Âm:

Hình tượng của Ngài đứng trên một cánh Sen tựa như chiếc thuyền dưới ánh trăng, nổi trên biển quán tưởng mặt trăng trong nước yên tĩnh, tay trái của Ngài cầm hoa sen, tay phải kết thí vô úy ấn, trong lòng bàn tay cầm bình cam lộ đưa xuống và trong bình cam lộ chảy xuống một dòng nước.

Thủy Nguyệt Quán  tức là Thủy Cát Tường Quan Thế Âm Bồ tát trong Thai Tạng Mạn trà la, mật hiệu của Ngài là Nhuận Sanh Kim Cang, Quán Thế Âm Bồ tát nhất tâm quán thủy tướng, nhập thủy định.

Tương truyền Ngài đã xuất hiện tại Cô Tô ngay lúc thành phố này đang bị nạn đao binh hoành hành. Dân chúng thành Cô Tô bị lính người Kim tàn sát chết cả hơn mười vạn người, oan hồn vất vưởng các nơi đồng hoang mông quạnh thật là khổ sở. Số người chết oan như thế lên tới cả chục ngàn sinh linh, thật là thê thảm. Những oan hồn ấy không ở trong ba giới cũng không vào sáu nẻo, mà cứ lưu lạc bơ vơ vất vưởng ở bên ngoài. Bồ Tát thấy thế khởi lòng lân mẫn, phát tâm từ bi sâu rộng, nên thi thố pháp lực để cứu vớt những oan hồn ấy thoát khỏi mọi khổ ách.

Quan Âm Thủy Nguyệt Bồ Tát

Quan Âm Thủy Nguyệt Bồ Tát

13. Nhất Diệp Quan Âm:

Cũng gọi Liên diệp Quan âm, Nam minh Quan âm. Đại sĩ Quan âm ngồi trên 1 lá sen (Nhất diệp). Tương truyền, trên đường từ Trung quốc trở về Nhật bản, ngài Đạo nguyên gặp 1 trận bão ở núi Nam minh. Lúc ấy, ngài ở trên thuyền khấn thầm, bỗng thấy đức Đại bi ngồi trên lá sen nổi trên mặt biển, sóng gió liền lặng. Khi lên bờ, ngài Đạo nguyên tự khắc tượng Quan âm mà ngài nhìn thấy, để thờ ở chùa Quan âm tại núi Nam minh. Do đó mà có danh hiệu Nam minh Quan âm. Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa quyển 7 (Đại 9, 56 hạ) nói: Nếu bị nước lớn cuốn trôi, xưng niệm danh hiệu Quán thế âm, liền được vào chỗ cạn.

Quan Âm Nhất Diệp Bồ Tát

Quan Âm Nhất Diệp Bồ Tát

14. Thanh Cảnh Quan Âm:

Hình tượng đặc trưng của Ngài là tay trái cầm hoa sen, lòng bàn tay phải hướng lên trên, ngồi kết già trên bệ đá. Theo truyền thống Mật Giáo thì Tôn này vì muốn dứt trừ mọi sự sợ hãi, oán nạn cho tất cả chúng sinh nên đã ăn nuốt tất cả chất độc, mọi loại bất thiện uế ác … gom tụ ở cổ mà có cái cổ màu xanh. Do đây mới có tên là Thanh Cảnh.

Quan Âm Thanh Cảnh Bồ Tát

Quan Âm Thanh Cảnh Bồ Tát

15. Uy Đức Quan Âm:

Hình tướng của Ngài là tư thế đứng ở trên mỏm núi quán nhìn nước, tay trái cầm kim cang xử biểu hiện uy thế để chiết phục tâm cang cường của chúng sanh, tay phải cầm hoa sen ngồi trên bệ đá.

Trong phẩm Phổ Môn có đoạn: “người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó thuyết pháp”. Thiên Đại Tướng Quân có đầy đủ uy đức nên được gọi là Uy Đức Quán Âm để yêu thương hộ trì chúng sinh.

Quan Âm Uy Đức Bồ Tát

Quan Âm Uy Đức Bồ Tát

16. Diên Mệnh Quan Âm:

Hình tướng của Ngài có tư thế tựa vào mỏm núi bên cạnh nước, nhãn nhã thưởng thức cảnh vật trên mặt nước. Ngoài ra, Diên Mệnh Quan Âm còn được thờ phượng qua Tôn Tượng có 20 cánh tay để dìu dắt và cứu hộ chúng sanh.

Phẩm Phổ Môn chép: “nguyền rủa các thuốc độc, muốn hại đến thân đó, do sức niệm Quán Âm, trở hại nơi bổn nhơn”. Do Tôn này hay làm tiêu trừ chú thuật ếm đối và thuốc độc khiến cho chúng sinh kéo dài mạng sống, tăng thêm tuổi thọ, nên có các tên gọi là Diên Mệnh Quán Âm hay Trường Thọ Quán Âm

Quan Âm Diên Mệnh Bồ Tát

Quan Âm Diên Mệnh Bồ Tát

17. Chúng Bảo Quan Âm:

Hình tướng của Ngài có tư thế Ngồi trên dốc núi, chân phải duỗi thẳng, tay phải ấn xuống đất, đầu gối trái dựng đứng, tay trái đặt trên đầu gối trái, hiện tướng an ổn.

Phẩm Phổ Môn chép: “Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sinh vì cầu vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, các thứ trân châu báu vật vào trong biển lớn. Giả sử chiếc thuyền ấy bị gió lớn thổi tấp vào nước Quỷ La Sát, nếu trong đó có một người xưng tụng danh hiệu Quan Âm Bồ tát thì các người kia đều được giải thoát nạn Quỷ La Sát”.

 

Quan Âm Chúng Bảo Bồ Tát

Quan Âm Chúng Bảo Bồ Tát

18. Nham Hộ Quán Âm:

Hình tướng của Ngài tọa trang nghiêm trong hang động nham thạch, tự tại thưởng thức mặt nước.

Phẩm Phổ môn chép: “Rắn độc cùng bò cạp, hơi độc khói lửa đốt, do sức niệm Quán Âm, theo tiếng tự bỏ đi”.

Thường trong hang động có nhiều chướng khí, rắn độc, bò cạp và các loại trùng độc khác, là chỗ có nhiều nguy hiểm đối với những người qua núi, Quan Thế Âm hiện ra thì mọi nguy hiểm đều tiêu tan hết. Quan Thế Âm Bồ tát hiệp chưởng tĩnh tọa trên hoa sen, trong hang hiểm tối tăm hiện ra ánh sáng.

Quan Âm Nham Hộ Bồ Tát

Quan Âm Nham Hộ Bồ Tát

19. Năng Tĩnh Quán Âm:

Hình tướng của Ngài tọa trên mỏm núi bên cạnh biển, tác tướng yên tịnh

Phẩm Phổ Môn chép: “Giả sử chiếc thuyền bị gió lớn thổi tấp vào nước Quỷ La Sát, nếu trong đó có một người xưng tụng danh hiệu Quan Âm Bồ tát thì các người kia đều được giải thoát nạn Quỷ La Sát”.

Quan Thế Âm Bồ tát cứu giúp thủ hộ những người gặp nạn được an ổn. Hoặc trôi dạt biển lớn, các nạn quỷ cá rồng, do sức niệm Quan Âm, sóng mòi chẳng chìm đặng. Quan Thế Âm Bồ tát là thần thủ hộ trên biển.

Quan Âm Năng Tĩnh Bồ Tát

Quan Âm Năng Tĩnh Bồ Tát

20. A Nậu Quan Âm:

Hình tướng của Ngài an tọa trên núi đá cao dốc mắt nhìn đại hải. tay trái cầm mảnh y trước bụng, tay phải thả trên gối phải.

Phẩm Phổ Môn chép: “Nếu có người trên biển gặp phải Rồng, Cá, các Quỷ, nạn lớn, nương sức niệm Quan Âm sẽ có thể miễn trừ hiểm họa của sóng gió”. Hạnh nguyện của Ngài xua tan những hiểm nạn trên biển làm cho tất cả định tĩnh không còn tai ương.

Quan Âm A Nậu Bồ Tát

Quan Âm A Nậu Bồ Tát

21. Vô Úy Quan Âm / A Ma Đề Quan Âm

Hình tượng của Ngài rất đặc thù có ba mắt bốn tay, cưỡi trên lưng sư tử trắng, đội bảo quan, hai tay bên phải, một tay cầm hoa sen trắng, một tay cầm con chim cát tường trắng; hai tay bên trái, một tay cầm pháp khí hình con phượng 3 đầu, một tay cầm con cá. Toàn thân tràn đầy lửa rực, mặc thiên y đeo anh lạc, diên mạo rất đoan nghiêm, diện mạo từ bi, chăm chú nhìn về bên trái.

Thí Vô Úy Giả là một trong những Thánh hiệu của Đức Bồ tát Quan Thế Âm. Vô úy có nghĩa là không sợ, thí vô úy giả là người hiến tặng năng lực không sợ hãi. Không run sợ, hết lo lắng là niềm an vui, hạnh phúc nhất trên đời, và người có năng lực giúp chúng ta an ổn, bất động trước mọi biến động của cuộc sống chính là Mẹ hiền, Bồ tát Quán Thế Âm.

 

Quan Âm Vô Úy A Ma Đề Bồ Tát

Quan Âm Vô Úy A Ma Đề Bồ Tát

22. Diệp Y Quán Âm:

Hình tướng của Ngài hiện thân Thiên nữ, đội bảo quan, trên bảo quan có hóa thân Vô Lượng Thọ Phật. Dùng lưu ly, vòng xuyến trang nghiêm thân. Thân có hào quang tròn chung quanh dậy lửa mạnh. Tượng có bốn tay, ngồi trên hoa sen. Bên phải: Tay thứ nhất để ngang trái tim cầm lá Cát Tường, tay thứ hai tác Thí Nguyện Thủ. Bên trái: Tay thứ nhất cầm cây búa (Phủ Việt), tay thứ hai cầm sợi dây.

Hạnh nguyện của Ngài chuyên trừ các loại bệnh tật, cầu trường thọ, đảo bệnh, an trấn phòng ốc, còn giúp nông dân cầu nông cụ và cầu không bệnh dịch, tai nạn, trùng độc.

 

Quan Âm Diệp Y Bồ Tát

Quan Âm Diệp Y Bồ Tát

23. Lưu Ly Quán Âm / Cao Vương Quan Âm

Hình tướng của Ngài cầm bình lưu ly xanh, đứng trên cánh hoa sen du hóa trên mặt nước.

Tương truyền trong năm Thiên bình đời Ngụy, có Tôn đức kính ở Định châu tạo tượng Quan âm, hàng ngày lễ bái - sau bị giặc cướp dẫn đi, rồi bị nghi oan là đồng lõa nên phải tội chém. Trước ngày bị chém, đêm Tôn kính đức nằm mộng thấy một vị sa môn bảo tụng kinh Cứu sinh quan thế âm một nghìn lần thì sẽ thoát chết. Ngày hôm sau đao phủ trói Đức đưa ra chợ để chém, vừa đi Đức vừa tụng kinh, khi đến nơi thì vừa đủ một nghìn lần, đao phủ chém Đức, nhưng dao gãy mà da thịt Đức không sao, ba lần thay dao đều gãy như trước. Đao phủ trình báo, Thừa tướng là Cao hoan xin vua tha chết cho Đức, rồi sai chép kinh ấy truyền bá ở đời. Nay gọi là kinh Cao vương quan thế âm

Quan Âm Lưu Ly Cao Vương Bồ Tát

Quan Âm Lưu Ly Cao Vương Bồ Tát

24. Đa La Quán Âm:

Hình tướng của Ngài hiện thân người con gái, tướng mạo từ bi, mặc y trắng, hai tay hiệp chưởng cầm hoa sen xanh; quanh thân có hào quang thanh tịnh, đầu búi tóc. Trước ngực đeo anh lạc ngồi trên bệ đá ngắm nhìn chúng sanh.

Hạnh Nguyện của Ngài để trừ khổ não cho chúng sanh, tất cả chúng sanh vui ưa vào pháp giới chư Phật

Quan Âm Đa La Bồ Tát

Quan Âm Đa La Bồ Tát

25. Cáp Lỵ Quán Âm

Là Bồ tát ngồi trong con sò. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ triều đại nhà Đường (Trung Quốc) trở về sau. Quyển 42, Phật Tổ Thống Ký trong đời Đường Văn Tông năm Khai Thành Nguyên ghi chép rằng: “Khi vua Đường Văn Tông ăn con sò, dùng tay tách mà không mở được, nên đốt hương khấn cầu, bỗng nhiên con sò biến hiện thành hình tượng Bồ tát. Hoàng đế liền viết chiếu thư cho Chung Nam Sơn Duy Chính Thiền Sư hỏi nguyên nhân việc này và sau đó chiếu cáo cho chùa chiền trong thiên hạ lập tượng Quan Âm”. Tín ngưỡng Cáp Ly Quan Âm vì thế rất phổ biến với những ngư dân.

Quan Âm Cáp Ly Bồ Tát

Quan Âm Cáp Ly Bồ Tát

26. Lục Thời Quán Âm:

Hình tượng Lục Thời Quán Thế Âm đứng trên đài sen, cưỡi mây, tay cầm rương kinh uy nghi

Chúng sinh tụng Đà La Ni này thì được thoát khỏi quả khổ của sáu nẻo, được sáu diệu môn, chứng sáu căn tương ứng. Có người cho rằng Tôn này tương đương với Hóa thân Cư sĩ của Bồ tát Quan Âm.

Bồ Tát Lấy ý Đại bi thâm sâu, ngày đêm sáu thời thường thương xót hộ niệm chúng sinh, cho nên gọi là Lục Thời Quan Âm, cũng giải thích là “Thường Thị Chúng Sinh Quan Âm hay là vị Bồ tát ngày đêm từ bi thủ hộ chúng sanh.

 

Quan Âm Lục Thời Bồ Tát

Quan Âm Lục Thời Bồ Tát

27. Phổ Bi Quán Âm:

Hình tượng của Ngài 2 tay buông thõng xuống giấu trong áo pháp, đứng trên núi.

Quán Thế Âm Bồ tát từ bi thương tất cả chúng sanh, khắp trong tam thiên đại thiên thế giới. “Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp”. Vì lòng từ bi và uy đức của Ngài rất lớn phổ chiếu tất cả tam giới cho nên có tên gọi là Phổ Bi Quán Âm.

Quan Âm Phổ Bi Bồ Tát

Quan Âm Phổ Bi Bồ Tát

28. Mã Lang Phụ Quán Âm:

Hình tượng Ngài cầm quyển Kinh Pháp Hoa và cây gậy có hình đầu lâu.

Tương truyền vào triều đại nhà Đường, Bồ tát Hóa thân làm một cô gái rất xinh đẹp mà những người con trai đều tranh nhau hỏi cưới. Vì muốn đại chúng phát tâm siêng năng học Phật, nên nàng nói trong một đêm nếu đọc thuộc được phẩm Phổ Môn sẽ lấy làm chồng, đêm ấy có hai mươi người thuộc, lại một đêm tụng trọn bộ kinh Kim Cang cũng sẽ lấy làm chồng, đêm ấy còn lại mười người, sau ba ngày có thể tụng thuộc Kinh Pháp Hoa thì sẽ kết ước. Trong số đó chỉ có người thanh niên họ Mã được chọn. Mã Lang Chỉ đã được Bồ Tát chỉ dạy vì dân chúng các vị ở đây không biết lễ nghĩa, không tin Phật Pháp, ngang ngược hiếu chiến, vô tri ngu muội nên Ngài mới hóa thành cô gái bán cá đến đây cảm hóa các vị. Mà chính cậu là người có Pháp duyên nhiều nhất, đã được nghe và học hai bộ kinh Kim Cang và Pháp Hoa. Từ nay về sau, cậu nên theo sự chỉ dẫn của Bồ Tát mà hoằng dương Phật Pháp, hướng dẫn chúng sinh, sau này công đức viên mãn, hậu vận rất tốt. Mã Lang gật đầu đồng ý, vâng dạ luôn mồm. Đang lúc nói chuyện, vị tăng đột ngột biến mất, Mã Lang hiểu rằng đây cũng chính là Bồ Tát Quán Âm về giáo hóa mình, nên nhìn lên không trung bái tạ không ngừng.

 

Quan Âm Mã Lang Phụ Bồ Tát

Quan Âm Mã Lang Phụ Bồ Tát

29. Hiệp Chưởng Quán Âm

Hình tượng Quán thế Âm Bồ tát chắp tay cung kính lễ biểu thị tu thiện tích đức.

Nếu có chúng sanh nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát thì liền được ly dục, nếu người nhiều sân nhuế, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát thì liền được ly sân, nếu người nhiều ngu si thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, thì liền được ly si. Tâm không vô niệm thì liền hiển hiện cảnh giới tam muội.

Quan Âm Hiệp Chưởng Bồ Tát

Quan Âm Hiệp Chưởng Bồ Tát

30. Nhất Như Quán Âm

Hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát an tọa trên đài sen ở trên mây, bay trong hư không chinh phục lôi điện sấm sét. Phẩm Phổ Môn chép: “mây sấm nổ sét đánh, tuông giá xối mưa xuống, do sức niệm Quán Âm, liền đặng tiêu tan cả”. Nhất như có nghĩa là bất nhị, bất dị; Bất Nhị Bất Dị là Chơn Như. Chơn Như là sự sự vô ngại biến mãn khắp pháp giới. Quán Âm diệu trí lực chính là pháp quán nhất như.

 

Quan Âm Nhất Như Bồ Tát

Quan Âm Nhất Như Bồ Tát

31. Bất Nhị Quán Âm:

Hình tượng của ngài đan hai tay lại, đứng trên lá sen nổi trên mặt nước.

Nếu có chúng sinh nào cần đến thân Chấp kim cương để hóa độ, thì bồ tát Quan âm liền hiện thân này để nói pháp cho chúng sinh ấy nghe. Thần Chấp kim cương này là thần thủ hộ của đức Phật; thần này là Tích thân của Quan âm và theo nghĩa bản tích Bất nhị mà gọi là Bất nhị Quan âm.

Quan Âm Bất Nhị Bồ Tát

Quan Âm Bất Nhị Bồ Tát

32. Trì Liên Quán Âm

Hình tướng Là Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm hoa sen. Quán Thế Âm Bồ tát lấy hoa để biểu trưng cho bổn thệ, vì cầm hoa sen đã nở hay chưa nở nên còn gọi là liên hoa thủ. Vì hoa sen có nhiều nhơn duyên đặc thù nên cũng lấy hoa sen làm đài. Hình tượng Quán Âm đứng trên lá sen, hai tay cầm hoa sen, đầu đội bảo quan, mặc thiên y, viên mãn trang nghiêm.

Quan Âm Trì Liên Bồ Tát

Quan Âm Trì Liên Bồ Tát

33. Sái Thủy Quan Âm:

Hình tướng là Quán Thế Âm Bồ tát đứng trên tường vân tay cầm chén nước rưới xuống.

Phẩm Phổ Môn chép: “Lòng bi răn như sấm, ý từ diệu dường mây, như mưa pháp cam lộ, dứt trừ lửa phiền não”. Sái thủy là rưới một loại nước thơm, là pháp tu tụng niệm gia trì làm cho thanh tịnh. Đây là bổn thệ của Quán Thế Âm để khai ngộ Phật tánh của tất cả chúng sanh.

Quan Âm Sái Thúy Bồ Tát

Quan Âm Sái Thúy Bồ Tát

Trong năm, có ba lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát

Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát thật trang nghiêm vào các ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo Âm lịch.

– Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH

– Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO

– Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA

Thông tin liên hệ:

 

 




Bài viết xem thêm