Cách chọn vòng tay phong thủy mệnh Kim

Nói về vòng tay phong thủy mệnh Kim, như chúng ta đều biết, vòng tay phong thủy nói chung là vật trang sức đeo tay rất phổ biến trong đời sống văn hóa các quốc gia Phật giáo.

Có thể lý giải một cách dễ hiểu, bắt nguồn của vòng tay phong thủy là một pháp khí nhà Phật, được các nhà sư cũng như tín đồ Phật giáo dùng để tụng niệm, gọi là niệm châu hay chuỗi tràng hạt.

Trên con đường phát triển của Phật giáo, đức Phật đã truyền bá niệm châu (vòng tay phong thủy ngày nay), trải qua hàng nghìn năm, vòng tay phong thủy giờ đã trở thành trang sức phổ biến, được mọi người ưa chuộng, sử dụng như bùa hộ mệnh và thể hiện lòng thành kính đến đức Phật.

Như vậy, có thể nói rằng vòng tay phong thủy không chỉ đơn thuần là một món trang sức bình thường, mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh, là vật hộ thân, kết nối giữa con người với Phật pháp nhiệm màu.

Trong sách nhà Phật có viết “những người thích đeo vòng tay phong thủy được cho là có thiện căn, có nhân duyên với Phật từ vô thủy kiếp đến nay“.

Khi lựa chọn một chiếc vòng tay phong thủy mệnh Kim, chúng ta thường đặt ra những câu hỏi như mệnh Kim hợp màu gì, đá quý gì hay số lượng hạt vòng tay bao nhiêu hạt? Trong nội dung bài viết này, DaquyVietnam sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi cơ bản để giúp các bạn hiểu và lựa chọn một sản phẩm vòng đá mệnh Kim với với cung mệnh của mình.

1. Vòng tay phong thủy mệnh Kim hợp với người sinh năm nào?

Trước hết, hãy kiểm tra xem năm sinh của mình có ứng với mệnh Kim hay không. Thống kê trong mục cẩm nang phong thủy của Daquyvietnam, những người mệnh Kim sinh vào các năm sau đây:

1962 Nhâm Dần Kim
1963 Quý Mão Kim
1970 CanhTuất Kim
1971 Tân Hợi Kim
1984 Giáp tý Kim
1985 Ất Sửu Kim
1992 NhâmThân Kim
1993 Quý Dậu Kim

Sau khi đã xác định chính xác Ngũ hành năm sinh của mình là Kim, chúng ta hãy tìm hiểu xem Ngũ hành là gì, và việc áp dụng lý thuyết Ngũ hành vào việc lựa chọn vòng tay phong thủy mệnh Kim như thế nào.

2. Áp dụng Ngũ hành lựa chọn vòng tay phong thủy mệnh Kim

Ngũ hành là gì: Ngũ hành là 5 loại ký hiệu, đại diện có thể phân thành 5 loại trạng thái sự vật. Đặc tính của Ngũ hành tuy đến từ 5 loại vật chất tự nhiên Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, nhưng thực tế đã vượt qua bản thân của 5 loại vật chất cụ thể, có ý nghĩa rộng rãi và phổ biến:

  • Kim: Kim là sự vật có tính chất thanh khiết, túc sát, thụ liễm, đều có thể quy thuộc vào Kim.
  • Mộc: Mộc là sự vật có tính chất sinh trưởng phát triển, điều đạt, đều là quy vào Mộc.
  • Thủy: Thủy là sự vật có tính chất lạnh mát, mềm mại, hướng xuống dưới, đều quy thuộc vào Thủy.
  • Hỏa: Hỏa là vật có tính chất ấm nóng, bốc lên, đều quy thuộc vào Hỏa.
  • Thổ: Thổ là sự vật có tính chất nâng đỡ, sinh hóa, thu nạp, đều có thể quy về Thổ.

Nhìn vào hình trên, chúng ta có thể lý giải về quan hệ tương sinh tương khắc như sau:

Ngũ hành tương sinh (tương sinh mang ý nghĩa sinh trưởng, hỗ trợ, làm tốt lên):

  • Mộc sinh Hỏa: Hỏa lấy mộc làm chất liệu để đốt. Mộc cháy hết thì thì Hỏa sẽ tự tắt.
  • Hỏa sinh Thổ: Hỏa sau khi tắt thì vật thể thành tro, tro là Thổ.
  • Thổ sinh Kim: Kim giấu trong đá, sau khi luyện chế thì có thể lấy được kim loại.
  • Kim sinh Thủy: Kim tan chảy thành dịch thể dưới nhiệt độ cao, hoặc nói Thủy cần dùng đồ bằng sắt để khai phá.
  • Thủy sinh Mộc: Có Thủy nuôi dưỡng thì Mộc càng có thể phát triển.

Ngũ hành tương khắc (tương khắc mang ý nghĩa xung khắc, hủy diệt, làm xấu đi):

  • Thủy khắc Hỏa: Hỏa gặp thủy thì bị dập tắt.
  • Hỏa khắc Kim: Hỏa mạnh làm tan chảy Kim.
  • Kim khắc Mộc: Vật bằng kim loại có thể cắt gỗ.
  • Mộc khắc Thổ: Thực vật sinh trưởng có thể cho đá bị nứt ra.
  • Thổ khắc Thủy: Thủy đến thì ngập Thổ, đá có thể chặn Thủy.

Ngũ hành tương hợp (tương hợp mang ý nghĩa hòa hợp):

  • Hỏa hợp Hỏa;
  • Thổ hợp Thổ;
  • Kim hợp Kim;
  • Thủy hợp Thủy;
  • Mộc hợp Mộc.

Trong các mối quan hệ Ngũ hành thì tương sinh và tương hợp là tốt, tương khắc là không tốt.

Dựa vào đây có thể thấy, chọn vòng tay phong thủy mệnh Kim nên chọn vòng màu sắc hành Thổ (vì Thổ sinh Kim), hoặc hành Kim (vì Kim hợp Kim có nghĩa là tương hợp), không nên chọn màu sắc hành Hỏa và hành Mộc (vì Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc). Ngoài ra, cũng không nên chọn màu sắc hành Thủy, mặc dù Kim sinh Thủy là mối quan hệ tương sinh, nhưng không tốt cho Kim.

Sau đây, chúng ta hãy ghi nhớ những màu sắc tương ứng với Ngũ hành như sau:

  • Hành Mộc: màu xanh;
  • Hành Hỏa: màu đỏ, cam, tím;
  • Hành Thổ: màu vàng, nâu đất, nâu nhạt;
  • Hành Kim: màu trắng, màu xám, màu ghi;
  • Hành Thủy: màu đen, màu xanh nước biển.

Kết luận, dựa vào đặc tính của Ngũ hành, mối quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành, màu sắc tương ứng với Ngũ hành, chúng ta có thể thấy rằng

  • Mệnh Kim hợp với màu của hành Thổ (vì Thổ sinh Kim) là màu vàng, nâu đất, nâu nhạt v.v…;
  • Mệnh Kim cũng hợp với màu của hành Kim (vì Kim với Kim là tương hợp) là màu trắng, xám, ghi.
  • Mệnh Kim không hợp với màu của hành Hỏa (vì Hỏa khắc Kim) là màu đỏ, cam, tím;
  • Mệnh Kim cũng không hợp với màu của hành Mộc (vì Kim khắc Mộc) là màu xanh lá.

Kết luận: người mệnh Kim nên đeo vòng tay phong thủy màu gì?

Dựa vào đó, áp dụng trong việc lựa chọn màu sắc vòng tay phong thủy mệnh Kim, người mệnh Kim tốt nhất nên đeo vòng tay phong thủy màu vàng, nâu, trắng, xám, ghi v.v…

3. Ý nghĩa một số màu sắc vòng tay phong thủy mệnh Kim

Chúng ta đã biết màu sắc vòng tay phong thủy mệnh Kim. Hãy thử tìm hiểu xem ý nghĩa một số màu sắc đó là gì, có phù hợp với sở thích và tính cách của bạn hay không nhé:

Vòng tay phong thủy mệnh Kim – màu vàng

Màu vàng là màu nắng, màu của ánh mặt trời ấm áp, nuôi dưỡng sự sống trên trái đất, nên màu vàng thường đi liền với cảm giác thụ hưởng hạnh phúc, của sự sống tràn trề. Màu vàng thường được liên tưởng tới ánh sáng nên nó cũng là màu của trí tuệ, sự thông thái, anh minh. Màu vàng thường mang lại cảm giác ấm áp,  làm con người thấy thoải mái, hoạt động dưới nắng vàng làm tăng sự linh hoạt trí óc. Màu vàng nhạt mang đến sự thu hút, tuy nhiên màu vàng chói lại mang đến sự khó chịu, giận dữ, đặc biệt trẻ em dễ bị phản ứng khó chịu trong các căn phòng màu vàng chói. Ở phương Đông, màu vàng là biểu tượng của hoàng gia, quý tộc, mang ý nghĩa danh dự và lòng trung thành. Trong một số khía cạnh khác, màu vàng được xem là yếu đuối và trẻ con.



Bài viết xem thêm