Quan Âm Tự Tại Bồ Tát
Quan Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát
Quan Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát là một danh xưng khác của Quán Thế Âm Bồ Tát, là vị Quan Âm Bồ Tát từ bi bát ái thực hành Trí tuệ Bát Nhã Tâm Kinh đạt đến trình độ thâm sâu: tâm vô sắc giới. Chính vì thế, mới có tên gọi là Quán Âm Tự Tại. Xét theo một ý nghĩa khác nữa, Ngài có tên là Quán Tự Tại Bồ Tát bởi vị Bồ Tát này có khả năng quan sát tất cả các công đức của chúng sinh, các Pháp tự do tự tại. Từ đó, Ngài giúp chúng sinh ngộ được thuyết pháp và rời xa được bể khổ, đạt được sự an nhiên, niềm vui nhẹ nhàng và hỷ lạc của cuộc sống. Có lẽ, cũng vì vậy mà Ngài được biết đến là một “Bậc có uy lực xem xét, có thể bảo hộ chúng sinh”.
1.Tìm hiểu sâu sắc về Quan Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát
- Trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà la Ni: Trong Kinh này có lời dạy rằng: “Vị Bồ tát này có tên là Quán Tự Tại, vô lượng kiếp quá khứ, đắc quả vị Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, là đại bi nguyện lực, vì muốn khởi phát tất cả các hạnh Bồ Tát, làm an lạc, thuần thục các chúng sinh mà hiện thân thành Bồ Tát. Nên hết thảy chúng sinh, chư đại Bồ Tát, Đế Thích, Phạm Vương, Long Thần đều nên cung kính, chớ có khinh mạn”.
- Trong Bát Nhã Tâm Kinh: Vị Bồ tát này có tên là Quán Tự Tại, dựa trên pháp môn tu luyện của ngài. Khi quán chiếu vào chính bản thân mình, Ngài nhận thấy rằng năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được chân lý này, Ngài vượt qua được tất cả mọi khổ đau và ách nạn. Ngài Khuy Cơ cũng giải thích thêm: “Quán” nghĩa là chiếu, tức là trí tuệ thông suốt lẽ có không; “Tự tại” tức là tự do ngay trong tâm tưởng. Trong kinh Phật dạy rằng, người tự tại là người biết thoát bản thân mình khỏi phiền não và nội tâm không có chấp nhất vào bất cứ điều gì. 10 loại tự tại dưới đây là cảnh giới cao nhất mà bất cứ ai cũng nên hướng tới trong đời.
- Thọ tự tại: Cuộc sống là hữu hạn, không ai có thể an bài, duyên vạn kiếp mà không lâu, kề bên một niệm mà không ngắn, đây là thọ tự tại. Vì lẽ đó, cuộc đời dài hay ngắn không còn quan trọng mà chỉ nên quan tâm là làm thế nào để sống thật tốt và thiện lành.
- Tâm tự tại: Nội tâm tự do, không tham lam, không muộn phiền, không dục vọng, nhất nhất đều an nhiên
- Tài tự tại: Hết thảy mọi vật lực đều là quả báo từ kiếp trước, cầu không được, mong không có, chỉ tự mình bồi đắp. Để có được tài của dư giả, điều này đều do tu hành bố thí mà có được.
- Nghiệp tự tại: Chúng sinh tùy nghiệp mà ở, tùy nghiệp mà đầu thai, tùy phiền não nghiệp tập mà lập nghiệp. Chúng sinh nên làm điều thiện lành và lan tỏa khuyến khích cộng đồng cùng làm điều tốt đẹp.
- Sinh tự tại: Tùy theo điều mong muốn mà thọ sinh, điều này do giữ giới mà có được. Cuộc sống này từ lúc bắt đầu sinh ra trong gia đình như thế nào? Làm con của ai? Đều có ảnh hưởng từ tiền duyên nghiệp báo mà không thể thay đổi được. Mọi thứ trên cuộc đời này đều là hữu duyên mà ra.
- Giải thoát tự tại: Có thể biến hóa tùy ý muốn, điều này do nhẫn mà có được. Tuy nhiên, trong cuộc sống này cái gì phải tới là sẽ tới, cái gì nên ra đi là sẽ ra đi mà chúng sinh không có khả năng cản trở hay né tránh được. Chính vì thế chúng ta hãy dùng tâm can bình thản đối diện và đón nhận một cách hoan hỉ.
- Nguyện tự tại: Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm, còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
- Thần lực tự tại: Thắng chính bản thân mình là thắng lớn nhất, thua chính bản thân mình là thua lớn nhất.
- Trí tự tại: Tích trí để hành thiện và sống thiện, người có trí thì tinh thông, người không có trí thì ngu dốt. Trí là để nâng cao bản thân chứ không phải vì mục đích danh lợi.
10. Pháp quan âm tự tại: Tu hành sẽ viên mãn, độ hóa sẽ giác ngộ, nhất tâm chấp niệm Phật giáo.
Tượng quan âm tự tại đẹp
2.Ý Nghĩa Thờ Quan Âm Tự Tại
Không giống như hình tượng Phật Bà Quan Âm (Mẹ Quan Âm) thông thường mà chúng ta biết, hình tượng Quan Âm Tự Tại được tạc theo hình tướng biểu diễn của Ngài, và thể hiện rõ được tâm thế tự tại lúc tu hành thông qua khuôn mặt, qua dáng ngồi, dáng đứng, các cảnh vật được bài trí xung quanh Ngài. Khi nhìn vào tượng Quán âm tự tại thường sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh tâm hồn để quên đi những khó khăn, vất vả, những lo toan lo âu, và tận hưởng mỗi một phút giây an lạc trong nội tâm để giải thoát hết tất cả những âu lo muộn phiền. Nhìn vào đó, theo hạnh nguyện của Bồ Tát, Phật tử cũng sẽ cảm ngộ được sự tự tại trong khi tu hành.
Thờ tượng Quán Âm Tự Tại: khi chiêm bái tượng của Ngài, để luôn nhắc nhở chúng ta tu hành, giúp chúng ta phản tỉnh trong cuộc sống phải tu hành như thế nào? Là phải luôn quán soi vào chính bản thân mình để không nhìn lỗi của thế gian, không chấp trước lỗi thế gian như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã từng nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Mà là tự quan sát và soi vào ch bản thân mình, xem lỗi mình ở đâu và sửa đổi, dần dần sẽ đạt được trình độ “ngũ uẩn giai không”. Khi đó, chúng ta sẽ có được sự tự tại trong cuộc sống như Kinh nói “độ nhất thiết khổ ách”. Khi hiểu ra được ý nghĩa của tượng Quán Tự Tại sẽ giúp chúng ta thờ phụng Ngài có ý nghĩa sâu sắc và linh thiêng.
Thờ Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát cũng mang lại rất nhiều bình an, may mắn cho gia chủ. Thờ Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát sẽ giúp trí tuệ của gia chủ cũng như thành viên trong gia đình được thông suốt để có tầm nhìn về mọi việc được sáng rõ hơn.
Tượng bồ tát tự tại quan âm
3.Địa chỉ showroom tượng Phật Quán Tự Tại Bồ Tát
Các gia chủ thường lựa chọn mua tượng Quán Tự Tại Bồ Tát để bày trí những nơi tôn nghiêm trong gia đình với mong muốn mang lại nhiều bình an, may mắn, và hưng long cho gia đạo và công việc.
Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất lượng và kích thước tượng Quán Tự Tại Bồ Tát. Pho tượng không được có bất cứ khuyết điểm nào hoặc không nguyên vẹn. Nếu trong trường hợp tượng có những lỗi hỏng hóc mà cần sửa lại hoặc thay mới thì chúng ta cũng không được tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên Chùa cúng quả hoặc mang đến Trung Tâm Tịnh Hóa địa chỉ: 38 Cù Lao, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TPHCM gửi ở đó. Trược khi thờ phụng, Tượng Phật phải được khai quang điểm nhãn.
Tham khảo tại xưởng PHƯỢNG HOÀNG SHAN Đài Loan có đội ngũ nghệ nhân tài hoa với quy trình đúc tượng thủ công bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân với hơn 50 năm kinh nghiệm trong nghề. Các họa tiết, hoa văn trang trí trên bức tượng đều được tạo tác một cách cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Hiện tại PHƯỢNG HOÀNG SHAN - Đài Loan chỉ có showroom duy nhất ở Việt Nam, qúy khách hàng có thể đến chiêm ngưỡng những tuyệt tác Tượng Phật tại địa chỉ (xem thêm tại đây PHƯỢNG HOÀNG SHAN )
Quan âm tự tại tại xưởng Phượng Hoàng Shan
Thông tin liên hệ:
- Công ty TNHH Phượng Hoàng Shan “鳳凰山” ĐÀI LOAN
- Địa chỉ: Số 156, đường Nội Khu 5, Lakeview City, An Phú, Quận 2,TP.HCM
- Số điện thoại: 0939 530 168
- Email: phuonghoangshan168@gmail.com
- Số Zalo: 0907 4001 68
- Facebook: https://www.facebook.com/PhongThuyPhuongHoangShan